Khi nhiều học sinh đang cố gắng đạt kết quả cao bằng chính năng lực của mình thì nhiều “cậu ấm”, “cô chiêu” được bố mẹ “mua” cho những kết quả ấy bằng tiền.
Trong khi nhiều học sinh, sinh viên cố gắng đạt kết quả cao bằng chính năng lực của mình, thì vẫn có những bạn trẻ phải "mua" kết quả bằng số tiền bố mẹ bỏ ra. (Ảnh chỉ có tính minh họa)
Quen với “giả dối” từ nhỏ
Cậu bé Nguyễn Văn L. (thị xã Hà Đông) năm nay lên lớp 6. Hằng ngày, ngoài vệc học hai buổi trên trường, từ 5-7h, cậu lại "đánh vật" với bài vở của hai gia sư Văn và Toán được bố mẹ mời về dạy riêng.
Nguyên nhân là L. đang phải theo học ở một trường cấp 2 nổi tiếng của Hà Nội với toàn những học sinh có học lực khá giỏi.
Lẽ ra, với học lực trung bình năm lớp 5 và điểm thi 2 môn vào trường cấp 2 vừa tròn 6 điểm, L. phải học ở một trường bình thường. Nhưng bố mẹ quyết lo cho cậu con trai cưng duy nhất vào học trường điểm với hi vọng con sẽ bị sức ép mà cố gắng.
Thảo, gia sư Toán của L. cho hay, L. không làm được những bài tập trên trường, thậm chí là bài trong sách giáo khoa.
Còn Lê Văn C. (quận Cầu Giấy) mới học lớp 8 nhưng đã được mẹ dạy: “Không cần phải học, mẹ đã có tiền lo cho con tất cả”. Mặc dù bố của C không đồng tình với cách dạy con của vợ và đã mời gia sư về kèm cặp nhưng cậu bé ngày càng lười biếng và ỷ lại.
Những quan niệm thực dụng, những ảo tưởng, kỳ vọng quá sức đối với con của nhiều bậc cha mẹ đã khiến các em có những suy nghĩ và hành động lệch lạc. Nếu tiếp tục được dạy dỗ như vậy, các em sẽ có nguy cơ coi sự "giả dối" là bình thường, và ngày càng trở nên chai lỳ, “miễn dịch” với việc dùng tiền để mua kết quả học tập.
“Dọn” sẵn đường đời
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào
Đăng nhận xét
>> Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
>> Nội dung comment phải nghiêm túc, không dung tục, không spam.